Thi công sơn vạch kẻ đường – Nhà thầu thi công sơn kẻ vạch giao thông
- Sơn vạch kẻ đường giao thông được sử dụng để phân chia làn đường, vị trí hướng đi mà chúng ta vẫn hay thường gặp trong khi tham gia giao thông. Do vậy thi công sơn vạch kẻ đường gồm những bước nào là điều được nhiều người quan tâm.
- Để tạo nên những vạch kẻ đường giao thông, người ta thường sử dụng một loại vật liệu được biết đến là sơn vạch kẻ đường giao thông, là loại sơn chuyên dụng sử dụng trong ngành giao thông nhằm mục đích cảnh báo, phân chia cụ thể những vấn đề giao thông cho người tham gia giao thông như: Phân làn đường, bỏ vỉa giao thông, gờ giảm tốc, hướng đi…
Sơn vạch kẻ đường thường được ứng dụng tại các vị trí như sau:
- Sơn vạch kẻ đường giao thông đường bộ, sơn cho hệ thống các loại vạch kẻ đường nằm ngang và nằm đứng.
- Sơn vạch kẻ đường trong bãi gửi xe, sơn cho hệ thống phân ô, bãi, vị trí để xe.
- Sơn vạch kẻ đường trong tầng hầm, sơn cho hệ thống vạch kẻ điều hướng đi của xe và người.
- Sơn vạch kẻ đường cho nền nhà xưởng, dùng làm sơn cho hệ thống vạch kẻ phân chia giữa lối đi và khu vực làm việc.
Trong đó sơn vạch kẻ đường giao thông được chia là 2 loại sơn: Sơn không phản quang và sơn kẻ vạch đường có phản quang, mỗi dạng sơn vạch kẻ đường đều có 2 dạng:
- Sơn vạch kẻ đường bằng sơn dẻo nhiệt
- Sơn vạch kẻ đường bằng sơn lạnh
Các bước thi công sơn vạch kẻ đường như sau:
-
Bước 1: Thi công sơn lót
Trong biện pháp thi công sơn kẻ vạch đường, bước đầu tiên lúc nào cũng là bước quan trọng nhất bởi vì chúng giúp xử lý bề mặt tốt hơn, tạo điều kiện cho các bước thi công sau được dễ dàng hơn.
Bước thi công sơn lót được diễn ra như sau: người thợ sử dụng con lăn để nhúng vào thùng sơn lót, sau đó sẽ tiến hành lăn đều xuống mặt đường theo độ rộng của vạch đã được giới hạn, đợi khi lớp sơn lót đã khô thì mới bắt đầu thi công sơn vạch kẻ đường bước tiếp theo là sơn dẻo nhiệt phản quang.
-
Bước 2: Thi công sơn dẻo nhiệt
Nấu sơn: Tránh hiện tượng biến màu sơn, và bị phồng rộp do nhiệt độ thi công vượt quá quy định, thì trong quá trình nấu sơn nên đổ từ từ từng bao sơn vào, sau đó cho máy vào khuấy đều lên.
Bắt đầu tiến hành trải sơn vạch kẻ đường: Lúc này nhiệt độ trong nồi nấu phải từ 1800- 2100 độ C, sơn rót xuống xe nhiệt độ phải đạt từ 1700- 1900 độ C. Bề mặt vạch sơn trên mặt đường không được phồng rộp,vón cục, bong tróc hay bị các khuyết tật khác.
Tạo độ phản quang bề mặt sơn sơn kẻ vạch, bằng cách sử dụng các loại bi thủy tinh, sẽ có công dụng tạo lớp sơn phản quang để các vạch sẽ nhìn thấy rõ hơn trong đêm tối.
Bước cuối cùng khi thi công sơn kẻ vạch đường sẽ tiến hành kiểm tra thủ công. Sử dụng thước cặp để kiểm tra độ dày của sơn bằng cách bóc một miếng sơn đã thi công trên mặt đường, và sử dụng thước cặp để đo xem độ dày đã đạt tiêu chuẩn hay chưa.
>> Xem thêm: Quy định độ dày sơn vạch kẻ đường
Quý khách hàng có nhu cầu xin liên hệ:
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ & Kỹ Thuật An Phú
Địa chỉ: Số nhà DV09-LK427 Khu đô thị Mậu Lương, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Vpgd: Sn 8-DG2, 125 Phố Đại Linh, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Điện thoại: 0966323716 / 0917404986
Website: www.anphu-ict.vn
E-mail: anphuict.ltd@gmail.com