Tiêu chuẩn quy định đinh phản quang – đơn vị phân phối các loại đinh phản quang

Đinh nhôm phản quang 3M hay đinh đường là một sản phẩm được lắp đặt ở dải phân làn đường hoặc hai bên đường nhằm cảnh báo, giúp người tham gia giao thông đi đúng làn đường. Vậy việc lắp đặt đinh đường có cần tuân theo những tiêu chuẩn kỹ thuật nào? Hãy cùng An Phú  tìm hiểu rõ hơn những quy định đinh phản quang trong bài viết dưới đây.

Tiêu chuẩn đinh phản quang

Thi công, lắp đặt đinh phản quang hiện nay cần đáp ứng theo những quy định tại Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12584:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ.

Theo tiêu chuẩn này, đinh phản quang được phân làm 02 loại: đinh đường cắm (A) và đinh đường gắn (E).

Cấu tạo đinh nhôm phản quang.

– Thân đinh đường: Được cấu tạo để cố định, bảo vệ tấm phản quang và có độ bền phù hợp để không bị nứt hay hỏng khi phương tiện chạy qua.

– Tấm phản quang: Đính vào thân đinh đường từ một hoặc hai phía.

– Chân cắm: Được cấu tạo để đặt vào lỗ trên mặt đường để đinh không bị xoay hay bật ra khi phương tiện chạy qua.

2. Hình dạng, kích thước đinh nhôm phản quang.

– Hình dạng đinh được thể hiện trên hình dưới đây và đảm bảo không có cạnh sắc. Góc giữa mặt tấm phản quang và mặt trên của đinh không vượt quá 45 độ.
 

Quy định đinh phản quang

– Quy định kích thước đinh phản quang:
 

Quy định đinh phản quang - 1
 

3. Vật liệu đinh nhôm phản quang

– Thân đinh đường loại A dùng hợp kim nhôm hoặc vật liệu không gỉ đáp ứng yêu cầu chịu lực thẳng đứng quy định tại mục 7.2 (Khả năng chịu áp lực thẳng đứng của thân đinh đường) của Tiêu chuẩn này; Đinh đường loại E dùng vật liệu nhựa PC hoặc nhựa PMMA.

– Tấm phản quang dùng nhựa polycacbonat hoặc nhựa PMMA có khả năng phản quang theo quy định tại tiêu chuẩn này.

– Chân cắm dùng hợp kim nhôm hoặc kim loại không gỉ đáp ứng yêu cầu chịu lực cắt quy định tại mục 7.3 (Khả năng chịu lực cắt của chân cắm) của Tiêu chuẩn này.

4. Yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật đinh phản quang

1 Tầm nhìn ban đêm

► Yêu cầu về cường độ sáng:

Khi thử nghiệm theo JIS D 5500, tấm phả quang có hệ số cường độ sáng (R) của đinh đường không được nhỏ hơn giá trị quy định dưới đây:
 

Quy định đinh phản quang - 2
 

Khi thử theo EN 1463-1, tấm phản quang có hệ số cường độ sáng (R) của đinh đường không được nhỏ hơn giá trị tại bảng 4 nhân với hệ số màu sắc quy định như sau: Màu vàng (hệ số 0,6); Màu đỏ (hệ số 0,2).
 

Quy định đinh phản quang - 3
 

Khi thử theo ASTM D4280, tấm phản quang có hệ số cường độ sáng (R) của đinh đường không được nhỏ hơn giá trị quy định tại:
 

Quy định đinh phản quang - 4
 

► Yêu cầu về màu sắc:

Khi thử nghiệm, mức độ phát tia phản quang của đinh đường có các tọa độ hội tụ màu nằm trong vùng cho phép được quy định trong bảng dưới.

Phép đo được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 1664-2 và ISO 11664-1 (góc tới 2 độ)  với góc xoay βv = 0 độ, βH = 5 độ và góc quan sát α = 0,3 độ.
 

Quy định đinh phản quang - 5
 

2. Khả năng chịu áp lực thẳng đứng của thân đinh đường.

Khi thử nghiệm, thân đinh đường phải chịu được lực tác dụng 2 700kG mà không bị nứt. Vết nứt là vết có chiều dài hơn 3,3mm.

► Khả năng chịu lực cắt của chân cắm: Chân cắm không bị phá hủy khi thử nghiệm.

► Độ bền của tấm phản quang:

– Độ bền va đập: Khi thử nghiệm, bề mặt của tấm phản quang không bị bong tróc và không xuất hiện vết nứt dài hơn 6,4mm.

– Sự chịu nhiệt: Khi gia nhiệt, tấm phản quang không bị vỡ, nứt.

Công ty An Phú cung cấp các loại đinh phản quang:

 

Mọi chi tiết  xin vui lòng  liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ & Kỹ Thuật An Phú

Địa chỉ: Số nhà DV09-LK427 Khu đô thị Mậu Lương, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

VP Miền Bắc:  Sn 8-DG2,  125 Phố Đại Linh, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội

VP Miền Nam: 68B/58 tổ 5 KP3A, Phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai

Điện thoại: 0966.323.716 / 0917.404.986

Website: www.anphu-ict.vn
E-mail: anphuict.ltd@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *