Cách phân biệt biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh bạn cần biết.

  • Biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh màu sắc tương đối giống nhau nên đôi khi khiến cho người tham gia giao thông khó phân biệt. Tuy nhiên, hai loại biển này lại có hiệu lực khác nhau. Do đó, bạn cần phải biết cách phân biệt biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh để thực hiện cho đúng cũng như tránh bị xử phạt.

Cách phân biệt biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh bạn cần biết

Nhận diện biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh:

Hai loại biển báo hiệu này đều nền màu xanh biển, nội dung biểu thị màu trắng. Tuy nhiên, bạn có thể phân biệt biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh qua một số chi tiết như:

– Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật hoặc hình vuông. Một số loại biển báo chỉ dẫn đặc biệt còn có màu sắc khác như màu vàng (biển chỉ lối đi vòng), màu xanh lá (biển chỉ dẫn trên đường cao tốc).

– Biển hiệu lệnh: Loại biển báo này chủ yếu có quy cách hình tròn. Tuy nhiên, cố một số biển chỉ dẫn vừa được gộp thành biển hiệu lệnh nên vẫn giữ quy cách hình chữ nhật.

Hiệu lực biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh:

Được phân loại thành hai nhóm biển báo khác nhau nên dĩ nhiên hiệu lực của biển báo hiệu lệnh và biển báo chỉ dẫn cũng khác nhau. Theo Quy chuẩn 41:2019 do Bộ Giao thông Vận tải ban hành thì:

– Nhóm biển hiệu lệnh là những biển thể hiện hiệu lệnh mà người tham gia giao thông phải chấp hành (số hiệu từ 301 đến 309). Bên cạnh đó, theo quy chuẩn mới thì những biển chỉ dẫn sau cũng đã được chuyển thành biệt hiệu lệnh: R.403 (a,b,c,d,e,f), R.404, R.411, R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h), R.415.Nếu không thực hiện đúng, lái xe sẽ bị phạt.

Ví dụ: Biển hạn chế tốc độ, đường dành cho người đi bộ, các xe chỉ được đi thẳng,…

– Nhóm biển chỉ dẫn là những biển có tác dụng cung cấp thông tin cần thiết cho người tham gia giao thông được thuận lợi và an toàn hơn, ký hiệu từ 401 đến 466 (trừ biển 403, 404, 411, 412, 415). Do vậy, biển chỉ dẫn sẽ không có tác dụng xử phạt.

Ví dụ: Biển báo chợ, cầu vượt, đường cho người đi bộ sang ngang,….

Một số biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh thường gặp.

Để giúp bạn dễ dàng phân biệt biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm một số mẫu biển báo hiệu thường gặp ở cả hai nhóm này. Mời bạn cùng tham khảo:

– Biển báo hiệu lệnh

  • Biển số R.301 (a,b,c,d,e,f,g,h,i): Hướng đi phải theo.

Phân biệt biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh

  • Biển số R.403 (a,b,c,d,e,f): Đường dành cho các loại xe cơ giới.

Phân biệt biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh - 1

  • Biển số R.404: Hết đoạn đường cho các loại xe cơ giới.

Phân biệt biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh - 2

  • Biển số R.411: Hướng đi của mỗi làn xe.

Phân biệt biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh - 3

– Biển báo chỉ dẫn

  • Biển số 414 (a,b): Chỉ hướng đường.

Phân biệt biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh - 4

  • Biển số 419: Chỉ dẫn địa giới.

Phân biệt biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh - 5

  • Biển số 423 (a,b): Người đi bộ sang đường.

Phân biệt biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh - 6

Hi vọng sau khi tham khảo những thông tin An Phú chia sẻ trên đây, bạn đã biết cách phân biệt biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh, từ đó chú ý hơn khi tham gia giao thông để chấp hành đúng cũng như nâng cao hiệu quả, an toàn trong quá trình lưu thông.

>> Xem thêm: Danh mục biển báo giao thông

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ & Kỹ Thuật An Phú 

  • Sản xuất, thi công lắp đặt sản phẩm Biển Báo Giao Thông với các chất liệu mặt biển như: tôn thường, tôn mã kẽm, hợp kim nhôm ( tùy theo yêu cầu khách hàng) và dán màng phản quang 3M nhập khẩu Mỹ. Biển báo được An Phú thiết kế theo đúng quy chuẩn 41/2016 của Bộ GTVT. An Phú luôn đặt lợi ích khách hàng lên đầu, đề cao uy tín, chất lượng, cung cách phục vụ tốt nhất.
  • Giá long môn dùng để treo biển báo, đèn tín hiệu giao thông…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *